Bệnh thường gặpBệnh phổi - Hô hấp

Dù đã uống kháng sinh nhưng không hết, con tôi đã sổ mũi gần tháng nay.

Con tôi đã sổ mũi gần tháng nay, khám bác sỹ họ nói bị cảm cho đơn về uống kháng sinh.

Nhưng uống đã 2 lần ko thấy hêt.bây giờ cháu vẫn còn sổ mũi,nhưng cháu vẫn ăn uống va chơi bình thường.vậy tôi hỏi cháu co vấn đề gì ko? Thấy cháu vẫn chảy nước mũi tôi lo quá.

Trả lời:

Rất nhiều trẻ em, nhất là trẻ dưới 3 tuổi bị viêm tai giữa có nguyên nhân từ viêm mũi, họng nhưng không thường xuyên được vệ sinh hút dịch từ mũi. Với trẻ em, nhất là trẻ nhỏ dưới 3 tuổi, thậm chí đến 7 tuổi thường không biết tự mình xì mũi khi bị xổ mũi. Trong khi đó, ở lứa tuổi này do hệ miễn dịch còn non nớt, sức chống đỡ của cơ thể trẻ với môi trường bên ngoài rất yếu. Vì thế, ở những thời điểm giao mùa, thời tiết thay đổi, cơ thể trẻ không thích nghi kịp với sự thay đổi, thường xuyên bị nhiễm khuẩn đường hô hấp, gây sốt, ho, sổ mũi.

Khi bị xuất tiết đường mũi họng, có đờm, xổ mũi, trẻ lại không biết khạc nhổ, xỉ mũi cho sạch. Vì thế vô hình chung tạo thành một vòng tròn quẩn, dịch bị ứ đọng lại mũi thành môi trường lý tưởng cho vi khuẩn tiếp tục sinh sôi nảy nở. Rồi từ ổ viêm này, nó có thể tấn công xuống họng, tai, gây viêm họng, viêm tai giữa. Do ở trẻ em, vòi nhĩ (nối hòm tai và họng mũi) ngắn hơn, khẩu kính lớn hơn ở người lớn nên vi trùng và các chất xuất tiết ở mũi họng rất dễ lan lên tai giữa, nhất là khi em bé nằm ngửa thì tai sẽ ở vị trí thấp hơn mũi họng, nếu em bé khóc, vòi nhĩ sẽ mở rộng thêm làm cho các chất xuất tiết ở mũi họng theo đó chảy vào hòm tai. Vì thế, khi bị viêm mũi họng mà không được điều trị triệt để, vệ sinh mũi họng sạch sẽ, bé thường bị biến chứng gây viêm tai giữa,

Vì thế, để phòng biến chứng viêm tai giữa do viêm mũi, họng, việc quan trọng đầu tiên là điều trị triệt để tình trạng bệnh lý. Trong đó, việc rất quan trọng là phải luôn làm cho mũi trẻ được thông thoáng.

Vì thế, với trẻ nhỏ không biết xỉ mũi, người lớn cần giúp trẻ thực hiện công việc này. Tuy nhiên, hút mũi, làm vệ sinh mũi cho trẻ cũng phải đúng cách.

Với trẻ bị xổ mũi, để vệ sinh mũi cho trẻ, cần nhỏ 1/2 lọ muối sinh lý cho mỗi bên mũi. Sau đó chừng 1 - 2 phút, dùng dụng cụ hút sạch mũi, nước mũi sẽ giúp mũi bé luôn được thông thoáng.

Cháu bị sổ mũi như chị nói có thể do trời lạnh, cháu cần được mặc quần áo dài trong lúc ngủ, tránh gió lạnh, nhỏ nước muối sinh lý rất tốt để bảo vệ mũi. Nếu cháu bị sổ mũi kéo dài cần đi khám chuyên khoa để được xác định nguyên nhân sổ mũi và điều trị đúng mức, tránh các biến chứng đáng tiếc.

Bình luận (0)

    Top